Viêm Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Điều Trị

Viêm Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả!

Viêm dạ dày là bệnh thường gặp trong dân số chung. Biểu hiện bệnh thông thường là đau vùng thượng vị. Tuy nhiên, nhiều lúc triệu chứng bệnh chỉ là đầy bụng, khó tiêu, ợ chua ợ hơi nên nhiều người không chú ý, dẫn đến bỏ qua không đi khám bác sĩ và điều trị bệnh.

Về lâu dài, nếu như viêm dạ dày mạn tính không được điều trị đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori).

Viêm dạ dày là bệnh gì?

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị sưng, viêm. Bệnh phát triển theo 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính với diễn biến khác nhau. Người bệnh cần phân biệt được mình đang gặp phải tình trạng nào để có cách xử lý phù hợp.”

Nhận biết viêm dạ dày cấp và mãn tính như thế nào?
  • Viêm dạ dày cấp: Người bệnh được chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính khi tình trạng viêm, sưng niêm mạc dạ dày xảy ra đột ngột. Bệnh có tính chất tạm thời và thường đi kèm với triệu chứng xuất huyết dạ dày.
  • Viêm dạ dày mãn tính: Khác với tình trạng cấp tính, tĩnh trạng mãn tính diễn ra một cách từ từ và âm ỉ trong cơ thể người bệnh trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, nếu viêm dạ dày cấp tính không được giải quyết nhanh gọn thì cũng sẽ dẫn đến tình trạng mãn tính. 

Chuyên gia cho biết, tình trạng dạ dày bị viêm thường bắt đầu với những cơn cấp tính và có những biểu hiện tương đối rõ ràng. Chính vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bệnh thì bạn cần đi khám ngay lập tức, tránh để bệnh phát triển thành mãn tính.

Các triệu chứng viêm dạ dày thường gặp

Biểu hiện của bệnh lý này khá dễ nhận biết. Bạn hoàn toàn có thể nghi ngờ mình bị viêm dạ dày nếu gặp phải những vấn đề sau đây:

Đau tức vùng thượng vị

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chắc chắn người bệnh không thể nào tránh khỏi tình trạng đau dạ dày. Căng tức và đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) chính là cảnh báo đầu tiên cho thấy dạ dày bạn đang bị viêm.

 

Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội, cũng có trường hợp thấy đau quặn từng cơn. Ở mức độ nặng, cơn đau thậm chí còn lan ra vùng bụng xung quanh, lên ngực và sau lưng.

Đau thượng vị là triệu chứng đầu tiên cảnh báo bạn bị viêm đau dạ dày

Buồn nôn và nôn

Người bệnh sẽ hay cảm thấy buồn nôn, kể cả khi no lẫn khi đói. Cảm giác thường dễ chịu hơn sau khi nôn, tuy nhiên sau đó cơn đau sẽ lại tiếp tục hoành hành. Nhiều người bệnh khi thấy nôn nao trong người hay có thói quen móc họng để cảm thấy thoải mái hơn, nhưng ngược lại việc này lại rất hại cho dạ dày, gây mất nước và chất điện giải.

Ợ hơi, ợ chua

Lượng axit trong dạ dày thường tăng cao khi dạ dày bị viêm, dẫn tới triệu chứng ợ hơi, ợ chua ở người bệnh sau mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể cảm thấy nóng rát ngực và cổ trong trường hợp bị trào ngược.

Chán ăn, rối loạn tiêu hóa

Do tất cả các vấn đề trên mà bệnh nhân viêm đau dạ dày luôn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc lo sợ khi ăn xong thì sẽ càng đau và khó chịu hơn. Điều này khiến cho nhiều người bệnh bị suy nhược cơ thể.

Đau dạ dày do viêm loét khiến người bệnh lười ăn, chán ăn, làm cho cơ thể cũng bị suy nhược

Với những vấn đề trên, cuộc sống hàng ngày của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bởi vậy mà cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có thể khắc phục kịp thời vấn đề của bản thân. 

Nguyên nhân viêm dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm đau, trong đó bao gồm: chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, căng thẳng, stress, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, sử dụng nhiều chất kích thích hoặc do dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,…

Ngoài ra, bệnh lý này nói chung cũng có thể phân chia thành một số trường hợp chuyên biệt. Theo đó các kiểu viêm đau khác nhau lại có nguyên nhân gây bệnh không giống nhau:

Viêm dạ dày HP

Đây là tình trạng viêm gây ra bởi vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Thực chất, trong dạ dày ai cũng có vi khuẩn HP. Ở người khỏe mạnh, lượng vi khuẩn HP rất thấp và thậm chí còn có thể giúp ức chế một số vi khuẩn có hại.

Tuy nhiên, nếu bị lây nhiễm từ người đang bị bệnh hoặc vì một số lý do khác khiến cho lượng vi khuẩn HP tăng cao, chúng sẽ phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, lâu ngày có thể gây ra loét và chảy máu dạ dày.

Thống kê số người bị viêm đau dạ dày do vi khuẩn HP

Viêm dạ dày trào ngược

Đây là bệnh lý xuất phát từ tình trạng trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do chúng ta thường xuyên đồ chua, cay, nóng hoặc thức ăn khó tiêu, làm kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit. Từ đó dẫn đến dư axit dạ dày, lâu ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc và gây ra trào ngược. 

Viêm dạ dày tá tràng

Tá tràng là phần nối giữa dạ dày và đầu ruột non. Viêm dạ dày – tá tràng là bệnh lý về tổn thương niêm mạc quanh vùng dạ dày và tá tràng. Nguyên nhân có thể do ăn uống, do nhiễm khuẩn hoặc do dùng thuốc giảm đau, kháng sinh.

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột xảy ra do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Bệnh lý này có thể lây lan qua nguồn nước, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hoặc qua tiếp xúc với người bị bệnh.

Nhìn chung, viêm niêm mạc dạ dày là bệnh lý khá phức tạp khi mỗi trường hợp lại có thể dẫn đến những vấn đề khác nhau. Vậy nhưng dù xảy ra vì nguyên nhân gì thì đây vẫn là bệnh lý không thể coi thường khi vô tình mắc phải.

Viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Với nhịp sống của xã hội hiện đại, viêm đau dạ dày trở thành căn bệnh vô cùng phổ biến. Ở mức độ nhẹ, bệnh lý này chưa có gì nguy hiểm nhưng đã có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh do đau bụng và khó chịu.

Tuy nhiên, vì nhiều người vẫn còn xem nhẹ tình trạng đau dạ dày, cho rằng đây không phải là vấn đề nghiêm trọng thì đó là sai lầm. Bệnh nếu kéo dài lâu và không có bất cứ biện pháp nào can thiệp thì nguy cơ dẫn đến biến chứng là rất cao.

Viêm dạ dày là căn bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa

Đối mặt với nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, vậy người bệnh cần phải làm gì để ngăn không cho bệnh phát triển hơn nữa? Và bệnh lý này có thể chữa như thế nào? Chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này ngay sau đây.

Phương pháp điều trị viêm dạ dày

Viêm đau dạ dày là căn bệnh vô cùng phổ biến, nhưng để trị bệnh một cách triệt để thì không phải đơn giản. Vậy nên y học luôn không ngừng nghiên cứu và tìm kiếm những phương pháp điều trị mới, không chỉ hiệu quả hơn mà còn cần đảm bảo an toàn cho người bệnh.

1. Thuốc Tây y điều trị viêm dạ dày

Khi dạ dày bị tổn thương, người bệnh có thể phải kết hợp sử dụng rất nhiều loại thuốc. Các nhóm thuốc điều trị tình trạng đau dạ dày bao gồm:

  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày: nizatidine, cimetidin, famotidine,…
  • Thuốc kháng axit dạ dày: stomafar, hy droxyd, magnes, maalox,… 
  • Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP: amoxicilline, clarithromycin, imidazole, …
  • Thuốc ức chế proton ngăn chặn bài tiết dịch vị: omeprazole, lanzoprazole, pantoprazole,…
  • Thuốc tạo màng bảo vệ niêm mạc: silicate al, silicate mg, subcitrate,…

Tuy nhiên, để sử dụng các thuốc này người bệnh cần có ý kiến chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về uống bởi thuốc Tây thường đi kèm tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Ưu nhược điểm khi điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây y có ưu điểm là làm giảm các triệu chứng nhanh, nhưng nhược điểm lại là không thể khôi phục được tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Ngược lại, dùng thuốc Tây lâu dài còn có nguy cơ bào mòn dạ dày. Vậy nên nhiều người khi ngưng thuốc một thời gian thì bệnh lại tái phát.

2. Bài thuốc dân gian chữa viêm đau dạ dày

Có rất nhiều các mẹo dân gian giúp người bệnh bị viêm niêm mạc dạ dày giảm bớt các cơn đau, giúp dễ tiêu hóa hơn để hạn chế việc dạ dày phải tiết nhiều axit, hoặc giúp tạo lớp màng bảo vệ phần bị viêm, loét. Người bệnh có thể thực hiện các bài thuốc dân gian từ những nguyên liệu hết sức đơn giản và quen thuộc.

Bài thuốc Đông y trị viêm loét dạ dày mang lại hiệu quả và an toàn

3. Điều trị viêm đau dạ dày bằng bài thuốc y học cổ truyền

Theo y lý của y học cổ truyền (Đông y), viêm dạ dày xuất phát từ tình trạng tỳ vị hư yếu, khiến cho sức khỏe đường tiêu hóa suy giảm. Vậy nên muốn chữa bệnh cần nhổ bỏ được vấn đề gốc rễ đó, đồng thời làm lành các tổn thương trong dạ dày và diệt trừ các vi khuẩn gây hại.

Trong Đông y, có rất nhiều cây thuốc nổi tiếng trong việc chữa bệnh dạ dày viêm đau. Kế thừa từ những bài thuốc cổ phương của dân tộc ta ngàn đời nay, Phòng khám Tâm An – đơn vị hàng đầu về YHCT tại Việt Nam hiện nay, đã bào chế ra một bài thuốc dạ dày vô cùng hiệu quả qua nhiều quá trình nghiên cứu và đúc kết từ điều trị thực tế.

DẠ DÀY BÀ CƠI – Tinh Hoa Y Học Cổ Truyền!

Bài thuốc chữa dạ dày của Phòng Khám Y học Cổ Truyền Tâm An có tên gọi là Dạ Dày Bà Cơi,  được tổng hòa từ hơn 10 bài thuốc cổ phương với thành phần là hàng chục các loại thảo dược thiên nhiên. Sau đó được các chuyên gia tại Phòng Khám Y Học Tâm An gia giảm lại liều lượng từng thành phần để dược tính trong tất cả các vị thuốc đạt đến độ hài hòa, không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng.

Dạ Dày Bà Cơi mang đến công dụng vượt trội gì?

Dạ Dày Bà Cơi có công dụng như sau:

  • Cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Tiêu diệt vi khuẩn HP, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng. Điều trị Hp dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng. Điều trị trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, tá tràng.

Dạ Dày Bà Cơi – Tinh Hoa Y Học Cổ Truyền

Viêm dạ dày nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Để cải thiện bệnh lý về dạ dày, chúng ta cần phải bắt đầu từ chế độ ăn uống. Với các bệnh lý về dạ dày nói chúng, thì việc ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Đơn giản là vì những thứ bạn nạp vào người đều đi qua dạ dày và ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của cơ quan tiêu hóa này.

Nguyên tắc đầu tiên trong việc ăn uống đó là phải lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn, virus, hay ký sinh trùng. Thứ hai đó là phải ăn chín, uống sôi, quá trình chế biến cũng cần phải sạch sẽ. Bên cạnh đó thì cũng có một số loại thực phẩm người bị viêm niêm mạc dạ dày nên ăn và ngược lại.

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh dạ dày

Viêm dạ dày ăn gì?

Để tránh các cơn đau gia tăng dữ dội, bệnh nhân có thể chọn các món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh nên ăn những nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc: trứng, các chế phẩm từ sữa, mật ong, trà nóng,…
  • Thực phẩm giàu canxi, protein và kẽm: tôm, cá, bắp cải,…
  • Thực phẩm giúp giảm dịch vị axit dạ dày: cơm, bánh mì, xôi,…

Viêm dạ dày không nên ăn gì?

Đầu tiên, người bệnh phải tuyệt đối tránh xa đồ chua, cay, nóng, đồ uống có gas, các chất kích thích bao gồm thuốc lá, cà phê, bia, rượu,… Những thứ này khiến cho axit dạ dày tăng cao càng làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Sau khi điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân, người bệnh cần tiếp tục tìm giải pháp để điều trị một cách hiệu quả. Để giúp độc giả có thể dễ dàng nắm bắt được, chúng tôi đã tổng hợp và tóm tắt các phương pháp dưới đây.

Địa chỉ chữa viêm dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay, Phòng Khám Y Học Cổ Tuyền Tâm An chính là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh viêm dạ dày nói riêng và các bệnh lý dạ dày khác nói chung áp dụng theo phương pháp YHCT được đánh giá cao nhất cả về hiệu quả điều trị và chất lượng dịch vụ mà người bệnh tuyệt đối không nên bỏ lỡ.

Bộ y tế đã công nhận đây là đơn vị Y tế kiểu mẫu trong thời kỳ mới, nên người bệnh hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn. Bên cạnh đó, Phòng Khám còn sở hữu nhiều phương pháp xử lý bệnh TẬN GỐC, trong đó bao gồm cả bệnh viêm dạ dày. Đó là bài thuốc Dạ Dày Bà Cơi cũng được giới chuyên môn thường xuyên khuyên dùng. “Bí quyết vàng” làm nên hiệu quả điều trị cũng được các chuyên gia, bác sĩ ứng dụng thành công suốt 20 năm nay.

Thông tin liên hệ:

    .