Thoát vị đĩa đệm : Những điều bạn cần biết

Thoát vị đĩa đệm chắc hẳn là căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mọi người. Bởi đây là một trong những những bệnh lý về xương khớp hàng đầu hiện nay. Căn bệnh này gây ra những cơn đau nhức và ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì ?

 Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

 Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.

 Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau thế nào? | Vinmec
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau

 Theo thống kê của Bộ y tế, có 30% dân số nước ta bị thoát vị đĩa đệm, tập trung nhiều nhất ở độ tuổi từ 20 – 55. Hiện nay, bệnh có xu hướng trẻ hóa do lối sống và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh.

 Tương tự như các bệnh xương khớp mãn tính khác, thoát vị có tiến triển chậm, diễn tiến âm thầm và không thể điều trị hoàn toàn. Mục tiêu chính của việc điều trị là cải thiện triệu chứng, bảo tồn chức năng vận động và ngăn ngừa biến chứng.

2. Các giai đoạn 

Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ chưa rách. Người bệnh có thể thỉnh thoảng bị tê tay, tê chân, không đau nhức nên hầu hết không ai phát hiện mình đang mắc bệnh.

Giai đoạn 2: Vòng xơ rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.

Giai đoạn 3: Vòng xơ rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Đa số khi đến giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu điều trị khi đã trải qua sự hành hạ của các cơn đau.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.

Các mức độ thoát vị đĩa đệm : Xương Khớp Việt – 99% người bệnh áp dụng đã  khỏi
Các giai đoạn bị thoát vị

3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

3.1. Một số nguyên nhân chủ yếu

 Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.

 Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.

 Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.

3.2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

 Cân nặng: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh gấp 12 lần so với người bình thường.

 Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị.

 Nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.

 Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

Muốn chữa được bệnh, cần phải biết nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm : Xương  Khớp Việt – 99% người bệnh áp dụng đã khỏi
Những nguyên nhân phổ biến gây thoát vị

4. Triệu chứng

 Một số triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
  • Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…
  • Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn

 Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì. Theo đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:

  • Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
  • Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
  • Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn

5. Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị thường gặp phải ở một số đối tượng sau:

  • Người bị thoái hóa, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống…
  • Người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc.
  • Người có thói quen sinh hoạt không khoa học như kê gối quá cao khi ngủ, tư thế ngồi làm việc, học tập không đúng…
  • Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,… đều có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
  • Người cao tuổi.
  • Những người làm công việc đòi hỏi phải liên tục thay đổi tư thế như diễn viên múa, vận động viên thể thao…
  • Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, nhân viên bán hàng.

6. Biến chứng nguy hiểm khi thoái hóa đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Tình trạng này gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và phiền toái, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa thoát vị đĩa đệm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:

  • Khó khăn khi vận động các chi, mất khả năng lao động.
  • Tổn thương thần kinh cánh tay.
  • Gây rối loạn cảm giác, tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh.
  • Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân.
  • Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.
  • Bại liệt, tàn phế.
Thoát vị đĩa đệm - Điều trị hiệu quả cao nhất tại Hà Nội
Thoát vị đĩa đệm nếu không điều trị sớm có thể gây bại liệt

7. Các biện pháp chẩn đoán bệnh 

 Thoát vị đĩa đệm gây ra triệu chứng tương tự bệnh viêm khớp dạng thấp hay thoái hóa khớp. Do đó, thăm khám lâm sàng chỉ có vai trò thu thập dữ liệu và khoanh vùng các khả năng có thể xảy ra.

 Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng như:

  • X-Quang: Hình ảnh từ X-Quang ít có giá trị trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên kỹ thuật này có thể giúp bác sĩ xác định một số bệnh lý có ảnh hưởng đến hiện tượng thoái hóa đĩa đệm như thoái hóa cột sống, lao cột sống, viêm cột sống dính khớp,…
  • MRI (Chụp cộng hưởng từ): MRI được đánh giá là kỹ thuật có giá trị nhất trong chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm. Qua hình ảnh từ chụp cộng hưởng từ, bác sĩ có thể xác định được vị trí và mức độ thoát vị của đĩa đệm.
  • CT (Chụp cắt lớp vi tính): Chụp CT chỉ được thực hiện trong trường hợp không có điều kiện hoặc chống chỉ định với chụp MRI.
  • Điện cơ đồ: Điện cơ đồ là kỹ thuật chẩn đoán nhằm đánh giá hoạt động của cơ bắp. Kỹ thuật này giúp bác sĩ xác định mức độ chèn ép dây thần kinh và giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm công thức máu được chỉ định nếu nghi ngờ tổn thương đĩa đệm xảy ra do các bệnh lý ác tính hoặc viêm nhiễm.

8. Các biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

 Mục tiêu của điều trị thoát vị là giảm cơn đau, bảo tồn chức năng đĩa đệm, phục hồi khả năng vận động và phòng ngừa biến chứng. Phương pháp điều trị được chỉ định phụ thuộc vào mức độ tổn thương đĩa đệm, khả năng đáp ứng và độ tuổi của từng trường hợp.

8.1. Nghỉ ngơi và sử dụng thuốc

 Sử dụng thuốc và nghỉ ngơi được chỉ định trong giai đoạn đĩa đệm bị lồi, bao xơ chưa rách và chưa xuất hiện các triệu chứng nặng nề do chèn ép dây thần kinh. Mục tiêu của biện pháp này là giảm rối loạn đau, tê bì và một số triệu chứng đi kèm, đồng thời phục hồi và cải thiện chức năng vận động.

 Chế độ nghỉ ngơi cho người bị thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

  • Nằm giường phẳng để ổn định cấu trúc cột sống, làm giảm áp lực lên đĩa đệm và hạn chế rách bao xơ. Tránh nằm trên ghế hoặc võng.
  • Trong thời gian này, nên đi lại nhẹ nhàng, tránh các hoạt động mạnh như mang vác nặng, chạy bộ, xoay người đột ngột, ngồi hoặc đứng quá lâu.

Song song với chế độ nghỉ ngơi, có thể sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn của bác sĩ để làm giảm cơn đau và một số triệu chứng do chèn ép dây thần kinh gây ra.

8.2. Vật lý trị liệu

 Dùng thuốc chỉ đem lại hiệu quả tạm thời và không tác động đến đĩa đệm bị thoái hóa. Vì vậy ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với một số kỹ thuật vật lý trị liệu như:

  • Massage trị liệu: Massage trị liệu sử dụng các động tác xoa bóp và bấm huyệt nhằm lưu thông tuần hoàn máu, kéo giãn cột sống và giảm cơn đau. Kỹ thuật này đem lại hiệu quả rõ rệt đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ.
  • Đeo đai lưng hỗ trợ: Sử dụng đai lưng giúp làm giảm áp lực lên cột sống, bảo tồn đĩa đệm và giảm mức độ chèn ép dây thần kinh. Ngoài ra, đeo đai lưng còn hỗ trợ cải thiện một số tư thế sai lệch.
  • Thể dục trị liệu: Ngoài các biện pháp thụ động, bác sĩ có thể đề nghị tập thể dục trị liệu để cải thiện chức năng vận động, giảm đau nhức và phục hồi vòng sợi của đĩa đệm. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng được chỉ định sau phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng.
  • Sử dụng tia hồng ngoại: Tia hồng ngoại được chiếu trực tiếp qua da nhằm kích thích tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh.
Hướng Dẫn] Phương Pháp Tập Vật Lý Trị Liệu Thoát Vị Đĩa Đệm An Toàn
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

 Đối với các trường hợp bệnh nhẹ, điều trị bằng thuốc và nghỉ ngơi kết hợp với vật lý trị liệu có thể đem lại hiệu quả đến 95%.

8.3. Các biện pháp bảo tồn khác

 Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ và chưa rách bao xơ, có thể áp dụng một số biện pháp bảo tồn khác như:

  • Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser: Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý hệ thủy lực kín của đĩa đệm. Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser được thực hiện bằng cách dùng năng lượng của tia laser đốt bỏ 1 ít lượng nhân nhầy trong đĩa đệm, từ đó làm giảm áp suất nội đĩa, hạn chế nguy cơ rách bao xơ và cải thiện mức độ chèn ép thần kinh.
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio: Phương pháp này sử dụng sóng radio nhằm kéo nhân nhầy về vị trí giữa đĩa đệm, từ đó làm giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh và hạn chế nguy cơ rách bao xơ đĩa đệm. Mặc dù điều trị bằng sóng radio có mức độ xâm lấn thấp, thời gian phục hồi ngắn và ít gây đau, tuy nhiên phương pháp có phạm vi chỉ định rất hạn chế.

8.4. Can thiệp ngoại khoa

 Can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại sau 5 – 8 tuần, bao xơ đĩa đêm bị rách hoàn toàn và dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng (liệt tứ chi, hội chứng chùm đuôi ngựa,…). Ngoài ra, phẫu thuật cũng được cân nhắc khi thoát vị đĩa đệm gây đau dữ dội nhưng không có cải thiện khi sử dụng thuốc.

 Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

  • Phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm: Phẫu thuật này được thực hiện nhằm loại bỏ nhân đĩa đệm thoát vị và cắt bỏ phần đĩa đệm nhô ra ngoài gây chèn ép các cơ quan lân cận.
  • Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo: Trong trường hợp đĩa đệm nứt rách hoàn toàn, bác sĩ có thể loại bỏ nhân nhầy, sau đó thay thế đĩa đệm hư tổn bằng đĩa đệm nhân tạo.

 Ngoài ra, phẫu thuật cũng được chỉ định đối với những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm do cấu trúc cột sống bất thường.

 Can thiệp ngoại khoa có thể ổn định lại cấu trúc cột sống, phục hồi khả năng vận động và giảm đau nhức. Hiện nay với kỹ thuật mổ mới và thiết bị hiện đại, khả năng hồi phục sau phẫu thuật tương đối cao (dao động khoảng 80 – 85%). Tuy nhiên, bệnh có khả năng tái phát tại vị trí mổ với tỷ lệ 1% trong năm đầu và 4% trong 10 năm tiếp theo.

8.5. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

 Người bệnh thường lựa chọn phương pháp châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn cột sống, phẫu thuật hay uống thuốc Tây để điều trị,… Tuy nhiên thực tế điều trị cho thấy, các phương pháp này không tác động được vào căn nguyên nên sẽ khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần, tình trạng thoát vị ngày càng trở nên nghiêm trọng.

 Hiện nay chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y đang là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Vì thuốc Đông y chữa bệnh vào gốc rễ, đi vào bồi bổ can thận, giúp cho hệ thống cột sống khỏe từ bên trong, đẩy lùi hiện tượng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.

9. Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

  • Tập thể dục đều đặn, các bài tập: thái cực quyền, bơi lội, yoga, đi bộ… là cách giúp tăng cường sự dẻo dai cho khớp, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm khi còn trẻ.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
  • Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, sau khoảng 1 – 2 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, tránh ngồi lì và không vận động.
  • Không mang vác, nâng vật quá sức.
  • Chế độ ăn uống khoa học bổ sung canxi, vitamin D Glucosamine và Chondroitin nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.
  • Không hút thuốc, không dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
10 lợi ích tuyệt vời của tập thể dục đều đặn 2021
Tập thể dục thường xuyên để phòng tránh các bệnh về xương khớp

 Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức, từ đó ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.