Mục lục bài viết
Thoái hóa khớp háng là gì?
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, là hậu quả của tuổi tác và tình trạng mài mòn khớp kéo dài. Bệnh nhân thoái hóa khớp háng thường bị đau đớn kéo dài, cấu trúc khớp bị biến đổi và thậm chí là tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu được chẩn đoán, điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển chậm lại, giảm triệu chứng đau đớn, bệnh nhân khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ tàn phế.
Thoái hóa khớp háng gồm hai thể bệnh:
-
Thoái hóa khớp háng nguyên phát: chiếm 50% các trường hợp, hay gặp ở người trên 60 tuổi.
-
Thoái hóa khớp háng thứ phát: được phân thành các dạng nhỏ sau:
Thoái hóa khớp háng sau chấn thương như: gãy cổ xương đùi, trật khớp háng hoặc vỡ ổ cối.
Thoái hóa khớp háng sau biến dạng mắc phải coxa plana hoặc sau khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
Thoái hóa khớp háng trên nền dị dạng cũ: trật khớp háng, thiểu sản khớp háng,…
Nguyên nhân bệnh Thoái hóa khớp háng
Nguyên nhân thoái hóa khớp háng bao gồm:
Nguyên nhân nguyên phát: chủ yếu gặp ở người cao tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất
Nguyên nhân thứ phát:
-
Tiền sử khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao.
-
Chấn thương khớp háng do lao động, tập luyện, chơi thể thao, ngã khi leo cầu thang,…
-
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được điều trị dứt điểm nên khi bước sang tuổi trung niên dễ bị thoái hóa khớp háng.
-
Thoái hóa khớp háng do từ khi sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới.
-
Thoái hóa khớp háng do biến chứng của các bệnh khác như gout, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,…
Triệu chứng bệnh Thoái hóa khớp háng
Triệu chứng thoái hóa khớp háng bao gồm:
Bệnh nhân thường đi lại khó khăn, đi khập khiễng do khớp háng chịu trọng lực cơ thể nhiều nhất.
Đau:
-
Ở giai đoạn sớm: người bệnh bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi, đau tăng khi cử động hoặc đứng lâu.
-
Giai đoạn sau: những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi vừa thức dậy và đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh đột ngột chuyển tư thế từ ngồi sang đứng, đau nhiều khi di chuyển.
-
Giai đoạn muộn: bệnh nhân đau kể cả khi nghỉ ngơi, đau nhiều vào ban đêm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa đột ngột.
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng.
Giảm biên độ vận động khớp háng, ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hằng ngày như ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày,…
Xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, khi nghỉ ngơi hết đau.
Đau nhói khớp háng khi vận động
Đối tượng nguy cơ bệnh Thoái hóa khớp háng
Yếu tố nguy cơ gây ra thoái hóa khớp háng bao gồm:
-
Tuổi tác: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn
-
Béo phì
-
Khớp háng bị tổn thương hoặc hoạt động quá sức
-
Dị tật bẩm sinh khớp háng
-
Di truyền: gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì nguy cơ mắc thoái hóa khớp háng cũng sẽ cao hơn nhiều lần so với người khác
Phòng ngừa bệnh Thoái hóa khớp háng
-
Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh ở khớp háng, người bệnh nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp khi lớn tuổi.
-
Người đã bị thoái hóa khớp háng có thể phòng ngừa, hạn chế các cơn đau bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, ốc, cua, dầu cá,…
-
Duy trì tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm và thức dậy sớm.
-
Cần điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp háng như bệnh gout, đái tháo đường, …
-
Duy trì cân nặng hợp lý để làm giảm gánh nặng lên khớp háng cũng như các khớp xương khác.
-
Hạn chế ngồi quá lâu, ngồi xổm, khuân vác vật nặng… có thể làm ảnh hưởng đến quá trình vận động khớp háng.
-
Hết sức cẩn trọng trong quá trình vận động, tránh va chạm chấn thương gây gãy cổ xương đùi, trật khớp háng.
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường canxi, omega 3 và vitamin D giúp bổ sung sụn khớp và phục hồi chức năng ở các khớp. Đồng thời nên hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích… có thể làm ảnh hưởng đến quá trình vận động của các khớp.
-
Tập thể dục đều đặn để tăng cường lưu thông máu, tăng cường sức khỏe của các khớp.
-
Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp hạn chế sự phát triển của bệnh ngay từ đầu.
Tập thể dục thường
Có thể chữa thoái hóa khớp háng bằng những cách nào?
Tương tự các vấn đề thoái hóa khớp xảy ra ở đầu gối, cổ chân hay vai… khớp háng bị thoái hóa cũng thường được điều trị bằng những cách dưới đây, bao gồm:
Sử dụng thuốc giảm đau.
Hầu hết người bị đau khớp háng do thoái hóa đều dùng thuốc giảm đau để xoa dịu triệu chứng khó chịu này. Một số thuốc chữa thoái hóa khớp háng thường được sử dụng là: thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc giãn cơ, thuốc tiêm trực tiếp, thuốc bôi ngoài da Voltaren Emugel.
Tuy nhiên, thuốc giảm đau là “con dao hai lưỡi” nên người bệnh cần đảm bảo tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi áp dụng biện pháp này. Việc tự ý thay đổi liều lượng hoặc thời gian dùng thuốc có nguy cơ gây tổn hại đến thận, dạ dày và gan.
Thêm vào đó, bệnh nhân cũng nên lưu ý rằng uống thuốc không thể loại bỏ cơn đau hoàn toàn như nhiều người lầm tưởng. Thực tế, cơn đau chỉ được tạm thời đẩy lui và chắc chắn sẽ tái phát sau khi thuốc hết hiệu lực. Để điều trị triệt để nguyên nhân gốc rễ gây đau, bạn sẽ cần lựa chọn phương pháp điều trị đặc hiệu hơn.


SỬ DỤNG THUỐC TÂY PHẢI THEO CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SỸ,KHÔNG TỰ Ý MUA,UỐNG TRÁNH LẠM DỤNG THUỐC TÂY.
Sử dụng Y Học Cổ Truyền.
Dưới góc độ của Y Học Cổ Truyền, khí huyết bị tắc nghẽn do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ, cộng thêm các yếu tố Phong – Hàn – Thấp, là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh cơ – xương- khớp và để lại nhiều bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.
Với 86 năm trong lĩnh vực Y Học Cổ Truyền,Tâm An đã đồng hành cùng bà con khắp mọi miền tổ quốc, trong nước có, nhiều bà con tận nước ngoài Hàn, Nhật, Đài, Úc, Âu. Mỹ và rất nhiều nước khác nhưng vẫn lặn lội về để khám. Thực sự rất xúc động khi viết bài này, hành trình dài nhưng không hề mỏi, hết đời này đến đời khác gia đình chúng tôi được tiếp xúc với bà con, nghe câu truyện của từng người mới thấy, chúng ta mỗi người mỗi hoàn cảnh, không ai giống ai.
Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với Tâm An TẠI ĐÂY
Với mong muốn cải thiện tình trạng thể chất này cho người Việt, Tâm An – Y học cổ truyền Việt Nam mang tới hệ thống giải pháp trị liệu Cơ – Xương – Khớp chuyên biệt, không chỉ giúp loại bỏ tận gốc các triệu chứng bệnh mà còn hỗ trợ nâng cao thể trạng và sức khỏe, từ đó nâng cao chất lượng sống của mỗi khách hàng tại Trung tâm.
Hãy cho chúng tôi biết tình trạng của bạn!