Tắc mạch trĩ ngoại có triệu chứng gì?

Trĩ ngoại là gì?

 

Trĩ là những cấu trúc bình thường ở ống hậu môn. Bệnh trĩ là tập hợp những bệnh lý có liên quan đến biến đổi cấu trúc của mạng mạch trĩ và các tổ chức tiếp xúc với mạng mạch này. Bệnh trĩ được phân loại thành: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.

  • Trĩ nội: Các búi trĩ nằm phía trên đường lược.
  • Trĩ ngoại: Các búi trĩ ở bên dưới đường lược và thường được che phủ bởi niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn.
  • Trĩ hỗn hợp: Quá trình tiến triển, phần trĩ nội hợp lại với phần trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp.

 

Tắc mạch trĩ ngoại là một biến chứng phổ biến thường gặp của người bệnh trĩ ngoại. Thực tế cho thất có đến 60% người bệnh trĩ ngoại không có cách điều trị kịp thời và đúng đắn đều gặp phải biến chứng tắc mạch trĩ ngoại.

trĩ

Nguyên nhân tắc mạch trĩ ngoại.

 

Tình trạng tắc mạch trĩ ngoại do khá nhiều nguyên nhân dẫn đến. Có thể nhắc đến đầu tiên là do thói quen ăn uống, thói quen đi đại tiện của người bệnh, đặc biệt đối với người cao tuổi. Các lý do do thói quen này càng dễ gây nên táo bón kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ ngoại và tình trạng tắc mạch trĩ ngoại.

Một số trường hợp bị béo phì, thừa cân, lười vận động cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Bởi vì, hoạt động thể lực suy giảm sẽ khiến hệ tuần hoàn lưu thông không như bình thường, dễ gây nên tình trạng tụ máu cục bộ, hoặc mao mạch ở những vị trí thường xuyên bị tác động trong đó có mao mạch vùng hậu môn, đây là nguyên nhân gây trĩ ngoại kéo dài thành tình trạng tắc mạch trĩ ngoại.

Ngoài ra người có nghề nghiệp phải ngồi nhiều, ít vận động cũng có khả năng mắc trĩ ngoại cao. Người có thói quen ăn uống không khoa học như ăn cay uống nhiều rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân thuận lợi cho bệnh trĩ ngoại bắt đầu và phát triển gây tắc mạch.

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

 

  • Tắc mạch trĩ ngoại khiến người bệnh đau dữ dội vùng hậu môn trong 5-6 ngày, và tình trạng có thể thuyên giảm sau một vài ngày
  • Người bệnh sẽ thấy xung quanh rìa hậu môn bắt đầu xuất hiện các búi trĩ nhỏ tầm bằng hạt đậu, sờ vào có cảm giác cứng, gây vướng víu nặng hơn, đau tức hơn ở hậu môn
  • Bị tắc mạch trĩ ngoại khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn đi đại tiện, nhưng khi đi thì lại rất khó khăn và không đi được
  • Các cục máu đông ở hậu môn bắt đầu vỡ ra do bị chèn ép và gây hoại tử ở vùng da hậu môn, tiết dịch vàng.
  • Triệu chứng nặng hơn ở vùng hậu môn bị thắt chặt, máu khó lưu thông, gây tình trạng co giật, không thể đi lại, ngồi đứng lên một cách bình thường.

Lời khuyên dành cho người trĩ

 

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ, hoặc để bệnh trĩ không nặng thêm, chúng ta nên:

  • Tăng cường ăn nhiều chất xơ, rau xanh, củ quả, các loại trái cây như khoai lang, chuối, lê, dưa hấu…
  • Uống đủ nước từ 1,5- 2 lít/ngày, uống thành nhiều lần
  • Hạn chế tình trạng ngồi lâu, ngồi nhiều, cần đứng lên đi lại, giải trí và vận động
  • Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng.
  • Bỏ các thói quen ăn uống không tốt, không khoa học.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 0832289333 (US)  hoặc 0866113911 (VN). Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Tâm An, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY.

.