Dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp

1. Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng các lớp sụn và đĩa đệm bị giảm chức năng, tổn thương. Bệnh nhân thoái hóa khớp có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều triệu chứng như: Viêm, giảm dịch nhầy bôi trơn, khó cử động…

Thoái hóa khớp thường gặp ở người già, nhất là trên 60 tuổi. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do sự lão hóa tự nhiên xảy ra bên trong cơ thể. Chức năng của xương khớp sẽ càng giảm khi bạn già đi.

2. Các yếu tố khác tác động đến bệnh thoái hóa khớp

Chế độ ăn uống có tác động đến các triệu chứng hoặc sự tiến triển của viêm khớp. Đặc biệt là ở những người thừa cân, việc giảm trọng lượng ≥10% sẽ cải thiện tình trạng đau và chức năng của khớp.

Có ý kiến ​​cho rằng, lipid góp phần vào sinh lý bệnh thoái hóa khớp. PUFA chuỗi dài ω-3 trong chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến thành phần sụn và tác dụng có lợi trong viêm khớp.

Cholesterol cao cũng liên quan đến bệnh thoái hóa khớp. Do đó, chế độ ăn uống giảm cholesterol rất quan trọng ở người bệnh thoái hóa khớp.

Vitamin D là thành phần ảnh hưởng đến trạng thái của nhiều cấu trúc khớp. Bằng chứng về mối liên quan giữa dấu ấn sinh học vitamin D, 25 (OH) D huyết thanh và bệnh viêm khớp đã được đánh giá trong 1 tổng quan có hệ thống. Đối với sự tiến triển của bệnh viêm khớp gối, khi chụp X quang có mối liên quan đến 25 (OH) D thấp trong cơ thể.

Ngoài ra, vitamin K cũng rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa sụn. Thiếu hụt vitamin K có liên quan đến viêm khớp gối và tổn thương sụn trên MRI (RR 2,39; KTC 95%, 1,05-5,40) so với người cung cấp đầy đủ chất này.

A title

Image Box text

3. Thoái hóa xương khớp nên ăn gì?

Trong phác đồ điều trị bệnh thoái hóa khớp, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và không thể bỏ qua. Mặc dù, chế độ ăn lành mạnh không chữa trị triệt để thoái hóa khớp nhưng có thể giúp người bệnh khỏe mạnh và nhận được nhiều lợi ích sức khỏe khác.

3.1. Cắt giảm lượng calo bổ sung

Người bệnh nên thực hiện giảm cân nếu bị béo phì, khi kiểm soát được cân nặng, sụn sẽ chắc khỏe và giảm tình trạng viêm.

Để giảm lượng calo, người bệnh nên:

  • Ăn các khẩu phần nhỏ hơn.
  • Tránh thức ăn và đồ uống có đường.
  • Ăn chủ yếu thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

3.2. Ăn nhiều trái cây và rau

Trái cây và rau là câu trả lời nếu bạn đang thắc mắc “thoái hóa khớp gối nên ăn gì?. Đây là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, tổn thương.

Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau như: Táo, hành tây, hẹ tây và dâu tây,…

3.3. Bổ sung Omega-3 là câu trả lời nếu bạn thắc mắc “thoái hóa khớp nên ăn gì?”

Omega-3 đóng vai trò giảm đau và cứng khớp vào buổi sáng. Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích và cá mòi.

Nếu còn thắc mắc “thoái hóa xương khớp nên ăn gì” thì cá hồi là lựa chọn lý tưởng cho người bệnh.

3.4. Sử dụng dầu ô liu thay cho các chất béo khác

Hợp chất trong dầu ô liu là oleocanthal có tác dụng chống viêm tương tự như ibuprofen. Vì vậy, người bệnh thoái hóa khớp nên thêm dầu ô liu vào chế độ ăn uống thay cho các chất béo khác.

3.5. Cung cấp đủ Vitamin C

Vitamin C xây dựng collagen và mô liên kết, giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia, hàm lượng vitamin C khuyến nghị mỗi ngày như sau:

  • Nữ giới: 75 miligam.
  • Nam giới: 90 miligam.

Các loại trái cây họ cam, ớt đỏ, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải… là những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao.

3.6. Tăng cường vitamin D

Cách tăng cường vitamin D ở người bị thoái hóa khớp như sau:

  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm.
  • Tiêu thụ các nguồn thực phẩm giàu vitamin D hoặc bổ sung với liều lượng ≤ 25 μg/ngày.
.